Phòng ngừa bạo lực tình dục ở Việt Nam: Phát hiện từ những người cung cấp thông tin

Tác giả: Kathryn M. Yount, Katherine M. Anderson, Quach Thu Trang & Irina Bergenfield 

Nguồn: https://bmcpublichealth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12889-023-15973-5

Tag: Nghiên cứu về hấp thu của chương trình


Tóm tắt

Bối cảnh: Bạo lực tình dục do nam thanh niên gây ra đối với phụ nữ là phổ biến, nhưng các biện pháp can thiệp phòng ngừa ban đầu hiệu quả dành riêng cho nam giới lại hạn chế ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam. GlobalConsent, một biện pháp can thiệp phòng ngừa bạo lực tình dục trên web dành riêng cho nam sinh viên đại học tại Hà Nội, rất hiệu quả. Cần triển khai nghiên cứu để hiểu các yếu tố thúc đẩy và rào cản trong việc mở rộng quy mô GlobalConsent và các chương trình phòng ngừa nói chung. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu định tính với những người cung cấp thông tin chính tại ba tổ chức tập trung vào thanh thiếu niên để hiểu bối cảnh triển khai tại Việt Nam.


Phương pháp: Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chính tại 15 trường đại học, 15 trường trung học phổ thông và 15 tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, tập trung vào nhận thức về bạo lực tình dục ở những người trẻ tuổi và các chương trình phòng ngừa. Bốn cuộc thảo luận nhóm tập trung với 22 người cung cấp thông tin được phỏng vấn, theo Khung lý thuyết dành cho nghiên cứu triển khai, đã hỏi về các yếu tố thúc đẩy và rào cản trong việc triển khai chương trình GlobalConsent. Các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm được ghi âm, gỡ băng, biên dịch và mã hóa theo phương pháp quy nạp và diễn dịch để xác định các vấn đề nổi bật.


Kết quả: Những ảnh hưởng từ bối cảnh bên ngoài bao gồm kỳ vọng lớn hơn về tình dục ở những người trẻ tuổi bên cạnh các chuẩn mực có xu hướng ưu tiên đặc quyền tình dục của nam giới, các quy định pháp luật về vấn đề bạo lực tình dục còn chưa rõ ràng và chưa chặt chẽ, các bộ ban ngành chính quyền chưa sâu sát nhưng có thể là những đồng minh tiềm năng, các chuyên gia bên ngoài và giới truyền thông. Những ảnh hưởng từ bối cảnh bên trong bao gồm các nền văn hóa khác nhau liên quan đến sự cởi mở trong việc thảo luận về bạo lực tình dục và các chuẩn mực giới tính, công bằng, sự phối hợp giữa các phòng ban khác nhau, nguồn tài trợ hạn chế và 'thủ tục hành chính' đặc biệt là ở các trường công lập, khả năng tiếp cận công nghệ của một số sinh viên còn hạn chế và thời gian hạn chế và các ưu tiên khác biệt giữa sinh viên và giáo viên. Một số tác nhân được coi là có ảnh hưởng, bao gồm các nhà lãnh đạo tổ chức, cán bộ nhân sự, Đoàn Thanh niên và nhân viên có tiếp xúc trực tiếp với sinh viên. Các đặc điểm quan trọng của cá nhân để triển khai chương trình bao gồm các yếu tố như: chuyên môn về lĩnh vực bạo lực tình dục, đào tạo khoa học hoặc khoa học xã hội, độ tuổi trẻ hơn, tham gia vào các hoạt động liên quan đến công bằng xã hội và thái độ cởi mở hơn về tình dục. Về các đặc điểm của chương trình phòng chống bạo lực tình dục, một số người tham gia thích mô hình học trực tuyến dành cho sinh viên vốn đã rất bận rộn trong khi những người khác đề xuất mô hình học kết hợp hoặc trực tiếp, giáo dục đồng đẳng và các khuyến khích dành cho sinh viên. Nhìn chung, những người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm chấp nhận nội dung của chương trình GlobalConsent và đề xuất thêm nhiều nội dung hơn cho nữ sinh viên, các dịch vụ hỗ trợ bổ sung và điều chỉnh nội dung cho phù hợp hơn với học sinh trung học.


Kết luận: Việc triển khai các chương trình phòng ngừa bạo lực tình dục trong tổ chức, trường học tập trung vào thanh thiếu niên tại Việt Nam đòi hỏi các chiến lược đa cấp, kết nối giữa các chuyên gia bên ngoài và các nhà lãnh đạo ủng hộ bên trong và đội ngũ cán bộ, giảng viên tiếp xúc trực tiếp với sinh viên để vượt qua các ràng buộc về chuẩn mực và tổ chức, và do đó, mở rộng phạm vi cung cấp chương trình.




Truy cập tài liệu chi tiết phía bên dưới

Preventing sexual violence in Vietnam qualitative keys infomants across region

2024-09-24 16:35:21 / Administrator

Bình luận của bạn